Gia đình Trịnh_Thành_Công

Ông tổ Trịnh Thành Công là Trịnh Vinh (tự là Nhạc Trai); [22] ông cố là Trịnh Dung (tự Tây Đình, có thuyết nói là Trịnh Vương Dung); [23] ông nội là Trịnh Sĩ Biểu (có thuyết nói là Trịnh Thiệu Tổ) tự Dục Trình, hiệu Tượng Đình, người làng Thạch Tỉnh phủ Nam An, Tuyền Châu Phúc Kiến.

Cha

  • Trịnh Chi Long, còn gọi là Nhất Quan, hiệu Phi Hoàng, là thương nhân kiêm thủ lĩnh một nhóm cướp biển khá mạnh, hoạt động vùng duyên hải đông nam Trung Quốc cuối thời Minh, làm giàu bằng cách tham gia buôn bán trên biển với Nhật Bản và Trung Quốc đại lục, tổ chức được một lực lượng quân sự lớn mạnh, đặt cơ sở vững chắc cho thực lực chống Thanh của vương triều họ Trịnh về sau.

Mẹ

  • Tagawa (Điền Xuyên) (1601 - 1646) người Xuyên Nội Phố, đảo Hirado, Nagasaki Nhật Bản, tên họ không rõ, ghi theo âm vực vùng Hirado theo truyền thuyết là "マツ", bính âm La Mã là "Matsu" chữ Hán có thể ghi là Tùng "松" bà sinh tại nhà Tagawa, về sau mẹ bà cải giá lấy một người thợ rèn Hoa kiều di cư từ Tuyền Châu Phúc Kiến Trung Quốc tới Hirado là Ông Dực Hoàng, nên bà trở thành kế nữ của Ông Dực Hoàng, vì vậy mà bà còn có họ Trung Quốc là Ông, gọi là Ông Thị "翁氏" hoặc Ông Thái Cơ "翁太妃".

Thê thiếp

Anh em

  • Tagawa Shichizaemon (Điền Xuyên Thất Tả Vệ Môn), thực tế là con trai thứ hai của Trịnh Chi Long, còn được gọi bằng tên khác là Tagawa Jirozaemon, cuộc đời của Shichizaemon phần lớn đều ở tại Nhật Bản, hai người con trai của ông được đặt tên chữ Hán là "Trịnh" và "Phúc Chủ".
  • Trịnh Độ (Thanh sử cảo ghi là Trịnh Thế Trung), con trai thứ hai của Trịnh Chi Long.
  • Trịnh Ân (Thanh sử cảo ghi là Trịnh Thế Ân), con trai thứ ba của Trịnh Chi Long, tự Ân Khánh.
  • Trịnh Ấm (Thanh sử cảo ghi là Trịnh Thế Ấm), con trai thứ tư của Trịnh Chi Long.
  • Trịnh Tập (Thanh sử cảo ghi là Trịnh Thế Tập), con trai thứ năm của Trịnh Chi Long, Hiệu Quỳ Am, đầu thời Khang Hy được bổ nhiệm làm Khâm mệnh Vinh lộc đại phu đầu đẳng kiêm Quản nội các đại thần.
  • Trịnh Thế Mặc (xem thêm Thanh sử cảo), con trai thứ sáu của Trịnh Chi Long, về sau bị giết cùng cha.

Con

Ngôi mộ an táng chung người con thứ 4 Trịnh Duệ cùng với người con thứ 10 Trịnh Phát của Trịnh Thành Công được xây dựng tại Phiên phủ nhị Trịnh công tử mộ ở khu Nam thành phố Đài Nam, đây là một trong số ít mộ cổ thời Minh Trịnh chưa bị nhà Thanh chuyển về Trung Quốc đại lục.
  • Trịnh Kinh, con trưởng Trịnh Thành Công, tự Nguyên Chi, hiệu Thức Thiên, biệt danh Cẩm, kế thừa tước vị Duyên Bình Quận vương, Chiêu Thảo đại tương quân của cha, theo ghi chép của Công ty Đông Ấn Anh quốc thì Trịnh Kinh tự xưng là "quốc vương Đài Loan".
  • Trịnh Thông, con thứ hai của Trịnh Thành Công, tự Triết Thuận, hiệu Di Đường, năm Khang Hy thứ 22, trao chức tam phẩm.
  • Trịnh Minh, con thứ ba của Trịnh Thành Công, tự Triết Hy, hiệu Hy Chi, Khang Hy thứ 22, trao chức tứ phẩm.
  • Trịnh Duệ, con thứ tư của Trịnh Thành Công, tự Triết Thánh, hiệu Thánh Chi, chết sớm.
  • Trịnh Trí, con thứ năm Trịnh Thành Công, tự Triết Tích, hiệu Tích Chi, năm Khang Hy thứ 22, trao chức tứ phẩm.
  • Trịnh Khoan, con thứ sáu của Trịnh Thành Công, tự Triết Thạc, hiệu Thạc Chi, không rõ tiểu sử chi tiết.
  • Trịnh Dụ, con thứ bảy của Trịnh Thành Công, tự Triết Ích, hiệu Ích Chi, năm Khang Hy thứ 22, trao chức tứ phẩm.
  • Trịnh Ôn, con thứ tám của Trịnh Thành Công, tự Triết Niệm, hiệu Niệm Trai, năm Khang Hy thứ 22, trao chức tứ phẩm.
  • Trịnh Nhu, con thứ chín của Trịnh Thành Công, tự Triết Năng, hiệu Năng Chi, năm Khang Hy thứ 22, trao chức tứ phẩm.
  • Trịnh Phát, con thứ mười của Trịnh Thành Công, tự Triết Phấn, hiệu Phấn Chi, chết sớm.

Cháu

  • Trịnh Khắc Tang, con trưởng Trịnh Kinh, cưới con gái Trần Vĩnh Hoa làm vợ, Khắc Tang ban đầu là người thừa kế vương vị họ Trịnh đầu tiên, nhưng đã bị Phùng Tích Phạm chủ mưu giết hại, mất khi chỉ mới mười sáu tuổi.
  • Trịnh Khắc Sảng, con thứ Trịnh Kinh, húy là Tần, tự Thực Hoằng, hiệu Hối Đường, cưới con gái của Phùng Tích Phạm làm vợ, kế thừa tước vị của cha làm Duyên Bình quận vương, Chiêu thảo đại tướng quân, vào năm 1683, đầu hàng nhà Thanh, kết thúc 21 năm thống trị của vương triều họ Trịnh tại Đài Loan.
  • Trịnh Khắc Cử, một người con khác của Trịnh Kinh, sau khi Trịnh Khắc Sảng hàng Thanh, đã dâng thư thỉnh cầu vua Khang Hy đề bạt Khắc Cử ra làm quan.

Hậu duệ

Nhà ngư loại học nổi tiếng Đài Loan Trịnh Thủ Nhượng (tên thật là Trịnh Minh Năng) là cháu đời thứ 9 của Trịnh Thành Công (con cháu của Trịnh Khoan, con trai thứ sáu của Trịnh Thành Công). Nhà thơ Trịnh Sầu Dư (tên thật là Trịnh Văn Thao) được coi là hậu duệ chính thức của Trịnh Thành Công.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trịnh_Thành_Công http://library.xmu.edu.cn/news/detail.asp?serial=2... http://www.hnta.cn/Info/lyzx/qs/790306.shtml http://www.zhengchenggong.cn/artNewsInfo.asp?id=38 http://books.google.com/books?id=p3D6a7bK_t0C&pg=P... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb161440677 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb161440677 http://www.idref.fr/086172573 http://id.loc.gov/authorities/names/n83024080 http://d-nb.info/gnd/11882225X